Công Ty TNHH TM & DV Trần Gia Nguyên
x

Hướng dẫn sử dụng loa kéo để kết nối và điều chỉnh âm thanh

  • Chủ nhật, Ngày 22/05/2024
  • 1. Hệ thống nút chức năng cơ bản trên loa kéo

    Trước khi đi vào hướng dẫn sử dụng loa kéo thì người dùng cần hiểu rõ chức năng của hệ thống nút điều khiển trên một chiếc loa kéo. Các nút này có thể khác nhau tùy vào sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản sẽ bao gồm:

    • Nút Power có chức năng tắt và khởi động loa kéo
    • Nút Volume dùng để điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của loa
    • Nút Mic.Vol dùng để điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của micro nếu như bạn có kết nối loa kéo với micro
    • Nút Mic.treble sử dụng để điều chỉnh âm cao của micro
    • Nút Mic.bass để điều chỉnh âm trầm của micro
    • Nút Mode giúp người dùng thay đổi các chế độ phát khác nhau trên loa
    • Nút Play/Pause dùng để tạm dừng/tiếp tục phát bài hát
    • Nút Next dùng để chuyển đến bài hát tiếp theo
    • Nút Back dùng để trở lại bài hát phía trước
    • Cổng AUX IN dùng để kết nối loa với các thiết bị ngoại vi như đầu DVD, máy tính,…
    • Cổng Charging là cổng sạc pin của loa
    • Cổng USB dùng để kết nối loa với USB
    • Cổng Micro SD dùng để kết nối loa với thẻ nhớ SD Card

    Một số nút chức năng cơ bản trên loa kéo

    2. Cách khởi động loa kéo

    Khi mua loa kéo về và muốn sử dụng loa thì bạn thực hiện các bước sau:

    • Bước 1: Nếu muốn sạc pin cho loa kéo, bạn lấy cáp nguồn mà nhà sản xuất đã đính kèm với sản phẩm ra, cắm một đầu vào cổng nguồn trên loa, đầu còn lại của dây cáp bạn cắm vào ổ điện.
    • Bước 2: Bật nút nguồn (Power) trên loa kéo. Nhiều dòng loa hiện đại ngày nay được nhà sản xuất trang bị 2 chế độ sử dụng là AC (vừa sạc loa vừa dùng) và DC (dùng loa nhưng không cắm sạc). Nếu bạn muốn sử dụng loa khi đang sạc thì hãy bật nút về chế độ AC, còn nếu bạn muốn sử dụng loa ở những nơi không có ổ điện thì hãy chọn chế độ DC và rút cáp nguồn ra khỏi ổ điện (lưu ý bạn nên sạc đầy pin trước khi sử dụng ở chế độ DC để loa phục vụ bạn trong thời gian dài hơn).

    3. Cách kết nối loa kéo với nguồn phát

    Kết nối bằng bluetooth

    Đây là phương thức kết nối bằng công nghệ không dây thuận tiện và được nhiều người dùng ưa chuộng vì không cần sử dụng dây cáp rườm rà. Tuy nhiên, để sử dụng được thì bạn cần kiểm tra xem chiếc loa kéo của bạn có hỗ trợ bluetooth hay không. Nếu có thì bạn thực hiện quá trình phối ghép như sau:

    Bước 1: Khởi động loa.

    Bước 2: Bấm nút Mode (có thể được ký hiệu khác) cho đến khi đèn ở chế độ Bluetooth sáng lên hoặc chữ bluetooth hiện lên trên màn hình LED để bạn chuyển chế độ kết nối trên loa thành bluetooth.

    Bấm nút Mode để chọn chế độ kết nối là bluetooth

    Bước 3: Bạn bật bluetooth trên thiết bị mà bạn muốn kết nối với loa (như điện thoại, máy tính bảng,...), sau đó chọn vào tên chiếc loa trong danh sách ghép nối hiển thị trên điện thoại và đồng ý ghép đôi.

    Kết nối bằng dây cáp thông qua các ngõ vào tương thích

    Dù kết nối bằng bluetooth mang đến tính tiện lợi và gọn gàng nhưng nhiều khách hàng vẫn ưu tiên các cách kết nối bằng dây cáp vì nó đảm bảo sự ổn định xuyên suốt quá trình truyền nhận tín hiệu âm thanh giữa hai thiết bị. Tùy thuộc vào cổng kết nối mà chiếc loa kéo của bạn hỗ trợ, bạn chỉ cần sử dụng cáp kết nối phù hợp, cắm một đầu vào cổng Input trên loa và một đầu vào cổng Output trên thiết bị muốn kết nối là được.

    Kết nối với USB, thẻ nhớ

    Để nghe nhạc từ loa kéo một cách nhanh chóng và đơn giản hơn thì bạn có thể lưu danh sách bài hát yêu thích vào USB hoặc thẻ nhớ, sau đó kết nối trực tiếp các thiết bị vào khe kết nối dành cho USB và thẻ nhớ trên thân loa kéo là hoàn thành.

    4. Cách kết nối loa kéo với micro

    Nếu muốn hát karaoke trên loa kéo thì người dùng cần kết nối loa với chiếc micro. Sau đây là hướng dẫn sử dụng loa kéo để kết nối với hai loại micro có dây và không dây:

    Đối với micro có dây

    Nhiều người dùng thích sử dụng micro có dây để kết nối với loa kéo vì đảm bảo tín hiệu luôn được truyền tải ổn định giữa loa và micro, không sợ bị trùng tần số. Cách phối ghép micro với loa cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm đầu cáp của micro vào cổng Mic In trên thân loa kéo là hoàn thành.

    Đối với micro không dây

    Để ghép đôi micro không dây với loa kéo trong lần đầu tiên sử dụng, bạn thực hiện theo các bước sau: Bạn khởi động loa và bật nguồn micro lên, sau đó dò tìm tần số tín hiệu của loa trên micro để ghép nối chúng với nhau. Sau khi bạn kết nối loa kéo với micro không dây trong lần đầu tiên thì chúng sẽ tự động kết nối tiếp tục với nhau trong những lần bạn sử dụng sau này.

    Kết nối loa kéo với micro không dây

    5. Hướng dẫn điều chỉnh âm thanh trên loa kéo để nghe nhạc hay

    Tiếp theo sẽ là những hướng dẫn sử dụng loa kéo để bạn có thể điều chỉnh các nút chức năng sao cho nhạc nghe hay và hát karaoke chất lượng hơn. Để bắt đầu, bạn nên vặn các nút về mức 0 (Min, nhỏ nhất) và tiến hành điều chỉnh theo thứ tự chỉnh âm ở khu vực Mic > âm thanh Music (nhạc) > âm thanh toàn hệ thống (Master). Các mẹo tinh chỉnh hiệu quả như sau:

    • Điều chỉnh nút chỉnh âm lượng Micro đến hướng 9h, sau đó bạn thử nói vào mic xem âm lượng đã to, rõ theo nhu cầu chưa, nếu chưa thì tiếp tục tăng volume đến khi vừa ý.
    • Bạn tiến hành chỉnh âm treble (âm cao, âm bổng) cho micro bằng cách vặn nút Mic.treble (bạn lưu ý ký hiệu các nút có thể khác nhau trên các dòng loa cụ thể, bạn hãy tìm nút treble trong khu vực chỉnh âm cho Mic là đúng) từ từ sao cho âm thanh nghe rõ và trong. Lưu ý là bạn chỉ nên vặn nút này cao nhất đến hướng 1 giờ vì nếu bạn chỉnh cao quá thì âm thanh sẽ bị chói, hú.
    • Cũng trong khu vực chỉnh âm cho Mic, bạn vặn nút bass để điều chỉnh sao cho âm trầm trở nên ấm và mạnh.
    • Nếu loa của bạn có nút chỉnh âm trung (mid) thì bạn nên chỉnh nút này ở hướng 9h để âm trầm và âm cao được kết nối với nhau một cách hài hòa
    • Bạn điều chỉnh nút Echo (tiếng vang) trong khoảng từ 9h đến 12h là phù hợp vì sẽ giúp giọng hát hòa hợp vào phần nhạc nền hay hơn.

    Điều chỉnh Echo (tiếng vang) cho giọng hát từ Micro

    • Bạn tiếp tục chỉnh đến các nút ở khu vực Music. Có một nguyên tắc bạn có thể tham khảo là luôn chỉnh âm bass thấp hơn âm mid và thấp hơn âm treble. Điều này sẽ giúp nhạc phát ra có được sự cân bằng giữa các dải tần.
    • Đối với phần âm thanh của toàn hệ thống (Master), bạn có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu nghe nhạc lớn hay nhỏ của bản thân, tuy nhiên nên lớn hơn 50% - 80% (từ hướng 12h đến 4h) để không gian nghe nhạc trở nên sôi động và lôi cuốn.

      Bài viết liên quan